TOP 8 Bệnh Cơ Xương Khớp Thường Gặp Và Cách Phòng Ngừa

Bệnh cơ xương khớp thường có các triệu chứng như: Đau, sưng khớp, hạn chế tầm vận động, yếu và đau cơ, biến dạng xương… Người bệnh ban đầu thường chủ quan với những triệu chứng nhẹ, chỉ đến bệnh viện khi cơn đau vượt ngưỡng chịu đựng. Nếu không điều trị kịp thời, tổn thương hệ thống xương khớp có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Cùng Baviphar- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp tìm hiểu về “Top 8 bệnh cơ xương khớp thường gặp và cách phòng ngừa” trong bài viết sau nhé.

Bệnh cơ xương khớp là gì?

TOP 8 Bệnh Cơ Xương Khớp Thường Gặp Và Cách Phòng Ngừa

Bệnh cơ xương khớp là tình trạng suy yếu chức năng của hệ thống cơ, xương, khớp, dây chằng và thần kinh. Người bệnh sẽ bị đau, giảm khả năng di chuyển, gây trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày và giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh về cơ xương khớp rất đa dạng với 200 loại bệnh, được chia thành 2 nhóm chính gồm:

  • Bệnh do chấn thương gây ra: Như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, chấn thương thể thao…
  • Bệnh không do chấn thương gồm: Các bệnh lý như bệnh tự miễn hệ thống (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cột sống, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cơ tự miễn, xơ cứng bì), viêm khớp tinh thể (gout), những loại bệnh thoái hóa xương khớp, viêm gân, u xương…

TOP 8 bệnh cơ xương khớp thường gặp

1. Thoái hóa khớp- Bệnh cơ xương khớp thường gặp nhất do tuổi tác gây ra

>>> Tìm hiểu thêm về: Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp gối – Bệnh cơ xương khớp thường gặp

Thoái hóa khớp: Là bệnh lý xương khớp xảy ra khi phần sụn khớp và xương dưới sụn ở khớp bị tổn thương. Từ đó, dẫn đến các phản ứng viêm và tình trạng tràn dịch khớp.

Nguyên nhân phổ biến của thoái hóa khớp là do tuổi tác và một số yếu tố khác như: Di truyền, tình trạng béo phì, chấn thương xảy ra thường xuyên tại khớp, tai nạn thể thao, tai nạn lao động, các bệnh lý khớp viêm như viêm khớp dạng thấp, gút hay nhiễm trùng khớp…

Người bệnh thoái hóa khớp sẽ xuất hiện những triệu chứng bao gồm:

  • Khớp bị ảnh hưởng: Thoái hóa khớp thường ảnh hưởng nhiều đến các khớp chịu lực hoặc hoạt động nhiều của cơ thể như: khớp gối, cột sống thắt lưng, cột sống cổ và các khớp ở bàn tay…
  • Đau khớp: Các khớp bị thoái hóa thường xuất hiện những cơn đau khớp âm ỉ (đau gối, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn tay). Các cơn đau thường gia tăng khi vận động như leo cầu thang, ngồi xổm với khớp gối, cúi ngửa đối với cột sống cổ, cúi lưng, bưng vác đồ đối với cột sống thắt lưng và cơn đau thường giảm khi nghỉ ngơi. Đau có xu hướng nhiều vào ban ngày hơn ban đêm. Trong giai đoạn sớm, người bệnh thường không nhiều, tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng, cơn đau có xu hướng kéo dài với cường độ đau dữ dội hơn.
  • Cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy. Người bệnh có cảm giác đau, khó cử động các khớp bị thoái hóa. Thời gian các khớp bị cứng thường kéo dài < 30 phút. Sau đó khớp bị thoái hóa sẽ dần dần giảm cứng và cử động bình thường trở lại.
  • Lạo xạo khi cử động khớp: Các khớp bị thoái hóa sẽ có hiện tượng giảm chất nhờn trong khớp. Chất nhờn này có nhiệm vụ bôi trơn, giảm ma sát giữa 2 đầu xương khi cử động khớp. Do đó, khớp bị thoái hóa sẽ có hiện tượng lụp khụp, lạo xạo khi cử động khớp, đặc biệt ở vị trí khớp gối khi leo cầu thang hoặc ngồi xổm.
  • Biến dạng khớp: Trong giai đoạn muộn của thoái hóa khớp, khi lớp sụn của khớp hầu như không còn sẽ làm cho 2 đầu xương chạm vào nhau khi cử động. Chính điều này làm cho khớp lâu ngày bị biến dạng. Ngoài ra tình trạng biến dạng khớp cũng có thể một phần do hiện tượng teo các cơ xung quanh khớp bị thoái hóa. Biến dạng khớp gối làm cho 2 chân bệnh nhân không được thẳng có thể gây biến dạng chân vòng kiềng hoặc biến dạng chân hình chữ X. Một số biến dạng xương ở bàn tay như các khớp bàn bị lệch trục, xuất hiện các khối nhô lên ở bàn tay đặc biệt ở các ngón tay.
  • Tầm vận động suy giảm: Những hoạt động hằng ngày của người bệnh bị hạn chế như khó leo cầu thang, khó ngồi xổm, hạn chế quay cổ ra sau, cúi đầu sát đất…

2. Bệnh cơ xương khớp thường gặp tiếp theo là: Thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm cột sống: Là bệnh lý gây ra do tình trạng lớp nhân nhầy ở đĩa đệm tràn ra bên ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh, gây ra bệnh rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra cả ở người cao tuổi và ở người trẻ tuổi.

Những nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống gồm: Lão hóa, yếu tố sinh hoạt đặc biệt công việc ngồi lâu, bưng vác đồ nặng và tình trạng thừa cân – béo phì.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thường xảy ra nhất ở vùng đốt sống chịu lực và cử động nhiều. Do đó thoát vị thường xảy ra vùng cột sống thắt lưng và vùng cột sống cổ.

– Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống

  • Người bệnh thường có triệu chứng đau âm ỉ vùng lưng dưới hoặc vùng cổ, tăng khi vận động đặc biệt các động tác như cúi người, bưng đồ nặng, khi đứng hoặc ngồi lâu hoặc động tác cử động cổ nhiều.
  • Bệnh thường sẽ kèm theo các triệu chứng chèn ép rễ thần kinh như đau lan xuống vùng mông, đùi, bắp chân, thậm chí là lan xuống bàn chân đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và đau lan xuống vùng vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ .
  • Ngoài ra người bệnh thường có cảm giác tê bì, châm chích. Tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng có thể gây chèn ép tủy sống – một thành phần quan trọng của hệ thần kinh trung ương của con người. Tình trạng chèn ép tủy sống gây ra các triệu chứng nguy hiểm cần phải được phẫu thuật cấp cứu như yếu liệt 2 chân, mất cảm giác 2 chân và rối loạn đi tiểu và đi tiểu. Khi có những dấu hiệu này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm.

3. Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa: Là tình trạng cơn đau lan từ vùng mông xuống dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.

Những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Khối lồi ra phía sau của đĩa đệm gây chèn ép lên dây thần kinh tọa, khiến người bệnh đau nhức.
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: Tình trạng thoái hóa làm hình thành gai xương, xâm lấn vào lỗ liên hợp cột sống. Đây là vị trí dây thần kinh tọa đi ra khỏi cột sống. Gai xương đủ lớn có thể tác động đến dây thần kinh tọa, gây đau. Một số trường hợp thoái hóa làm hẹp ống sống cũng có thể gây đau.
  • Trượt đốt sống: Tình trạng trượt đốt sống làm hẹp lỗ liên hợp cột sống, tác động đến thần kinh tọa, khiến người bệnh đau nhức.
  • Một số nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa là chấn thương, viêm…

4. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp: Là một bệnh xương khớp viêm nhiều khớp và có thể ảnh hưởng lên các cơ quan ngoài khớp. Bệnh thường xảy ra ở nữ giới hơn nam giới và độ tuổi thường mắc bệnh là tuổi trung niên.

Triệu chứng bệnh thường gặp nhất là: Sưng, nóng, đau và hạn chế vận động các khớp ở bàn tay, thường đối xứng 2 bên. Người bệnh đau liên tục ban ngày lẫn ban đêm.

Ngoài ra, người bệnh thường có cứng khớp buổi sáng với thời gian kéo dài > 30 phút. Khi bệnh kéo dài và tiến triển nặng, người bệnh sẽ bị biến dạng khớp ở bàn tay điển hình trong viêm khớp dạng thấp làm người bệnh hạn chế vận động và sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, trong giai đoạn trễ, viêm khớp dạng thấp có thể biểu hiện những triệu chứng ngoài khớp như xuất hiện các nốt dưới da, khô mắt, khô miệng, ảnh hưởng lên tim, phổi…và có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

5. Bệnh gout

Bệnh goutbệnh cơ xương khớp thường gặp nhất hiện nay. Xảy ra khi có sự rối loạn chuyển hóa nhân purin trong cơ thể, từ đó làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu. Axit uric được hình thành trong cơ thể, được đào thải qua nước tiểu và phân.

Có nhiều nguyên nhân gây tăng axit uric trong máu như: Ăn quá nhiều thực phẩm có chứa purin (nội tạng động vật, thịt bò, thịt dê, thịt cừu, hải sản…), giảm thải axit uric ra khỏi cơ thể (suy thận, rối loạn di truyền…). Khi nồng độ axit uric trong nước tiểu tăng cao và kéo dài, sẽ dẫn đến hình thành và lắng đọng của tinh thể urat ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể như khớp, da, tim, thận…

Các tinh thể urat lắng đọng tại khớp gây ra các đợt viêm khớp đột ngột với biểu hiện: Sưng, nóng, đỏ và đau dữ dội các khớp trong vài ngày sau đó tự khỏi.

Các khớp thường bị ảnh hưởng trong bệnh gout là: Khớp bàn ngón chân, khớp cổ chân hay khớp gối.

Khi bệnh tiến triển, các cơn đau sẽ thường xuyên hơn, kéo dài hơn, ảnh hưởng nhiều khớp khác như khớp ở bàn tay, khớp khủy tay, khớp vai…Nếu không được điều trị đúng, bệnh gout sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề như biến dạng và phá hủy các khớp gây tàn phế, gây tình trạng suy tim và suy thận.

6. Viêm điểm bám gân

Viêm gân và viêm điểm bám gân: Là bệnh lý thường gặp trong bệnh cơ xương khớp. Có rất nhiều gân trong cơ thể con người và chúng đều có thể bị viêm. Tuy nhiên, một số gân và điểm bám gân được ghi nhận hay xảy ra viêm trong thực hành lâm sàng như: Viêm cân gan chân (viêm gân ở lòng bàn chân), viêm gân gót, viêm gân cơ chân ngỗng (gân cơ phía dưới gối), viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài và lồi cầu trong xương cánh tay, viêm gân cơ chóp xoay…

Tùy thuộc vào mỗi vị trí bị ảnh hưởng sẽ đau và hạn chế vận động ở những vị trí khác nhau như đau vùng gót chân, đau vùng gối, đau vùng cánh tay, đau vùng vai…Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm gân và viêm điểm bám gân như tình trạng lặp đi lặp lại các động tác khiến gân phải làm việc quá mức hay tình trạng viêm trong máu ảnh hưởng đến các gân (các bệnh lý viêm hệ thống như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cột sống…).

7. Loãng xương

Loãng xương: Là tình trạng xảy ra do giảm khối lượng và chất lượng của xương, làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương dù chỉ với chấn thương nhẹ.

Tình trạng loãng xương thường xảy ra ở người lớn tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, những người suy dinh dưỡng, sử dụng corticoid kéo dài… Bệnh có thể diễn biến âm thầm, không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng.

Người bệnh thường chỉ phát hiện bệnh khi có biến chứng như: Gãy xương hoặc biến dạng vùng cột sống (gù, vẹo, giảm chiều cao).

Gãy xương là biến chứng nguy hiểm nhất của loãng xương và nguy cơ càng gia tăng khi tình trạng loãng xương càng nặng. Bệnh nhân loãng xương thường gây gãy xẹp các đốt sống chịu lực của cơ thể như đốt sống L1, T12 hoặc gãy cổ xương đùi, có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ sau một chấn thương nhẹ như té ngồi từ trên ghế, võng hoặc thậm chí xảy ra khi không có chấn thương. Gãy xương do loãng xương có thể gây ra tình trạng chèn ép tủy sống làm bệnh nhân bị yếu liệt, mất cảm giảm 2 chân, rối loạn đi tiêu, đi tiểu và cần nhập viện cấp cứu.

8. Bệnh cơ xương khớp do chấn thương

Tai nạn trong luyện tập thể dục thể thao, vận động, di chuyển hằng ngày có thể tác động tới hệ cơ xương khớp, gây đau nhức. Chấn thương có thể gây biểu hiện nhẹ như đau không đặc hiệu do căng cơ đến những biểu hiện nghiêm trọng như: Dập cơ, bong gân hoặc đứt gân, đứt dây chằng hoặc gãy xương.

Gãy xương do chấn thương có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như tổn thương mạch máu làm mất máu nhiều hoặc chèn ép tủy sống…Những trường hợp này cần phải nhập viện và can thiệp điều trị tích cực.

Ngoài ra, bong gân cũng có thể gây đau nhức. Tình trạng này thường xảy ra sau một tác động mạnh nhưng không gây trật khớp hay gãy xương. Bong gân dễ dẫn tới giãn dây chằng hay rách dây chằng, thường xảy ra do vận động quá sức hay sai tư thế khi sinh hoạt, làm việc, chơi thể thao…

Lời khuyên về cách phòng ngừa bệnh cơ xương khớp

Phần lớn các bệnh cơ xương khớp rất khó điều trị dứt điểm, thậm chí có thể phải can thiệp phẫu thuật. Vì thế, bạn nên có biện pháp phòng ngừa như:

– Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý vào các bữa ăn

Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, cá, tôm… và các loại rau quả.

– Chế độ vận động

Phần lớn người thừa cân, béo phì, ít vận động có nguy cơ cao mắc các bệnh về cơ xương khớp. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, chạy bộ… để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp.

– Chế độ sinh hoạt và làm việc

Bạn cần thay đổi liên tục tư thế, tránh ngồi hay đứng quá lâu, hạn chế làm việc quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

– Kiểm soát tốt cân nặng

Vì lực đè nặng lên khớp nên tình trạng béo phì sẽ làm tổn thương tới các khớp. Bạn nên phải điều chỉnh cân nặng hợp lý nhằm giảm bớt sức nặng lên khớp.

Các bệnh cơ xương khớp tương đối phổ biến ở Việt Nam. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi và người có sức đề kháng kém. Phần lớn những bệnh xương khớp đều có thể phát hiện và chẩn đoán từ rất sớm. Bạn nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để tự bảo vệ sức khỏe trước các tác nhân gây bệnh. Trên đây là Top 8 bệnh cơ xương khớp thường gặp và cách phòng ngừa bệnh. Linh Khớp Bách Việt hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phòng tránh và điều trị bệnh.

Công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm Bách Việt- baviphar là đơn vị phân phối thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp uy tín tại Việt Nam. Với nhiều năm trong nghề, các sản phẩm của Baviphar như: Linh Khớp Bách Việt, xịt xương khớp đã và đang được cung cấp ra thị trường tại 64 tỉnh thành, được các nhà thuốc tin và người dân tin dùng.  Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại qua quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng các thành phần thảo dược tự nhiên quý như: Cây móng quỷ, dây đau xương, chiết xuất nhủ hương, Hy thiêm, ngưu bất tắc…. được chuẩn hóa hàm lượng hoạt chất, chiết xuất dưới dạng viên uống thuận tiện trong việc sử dụng, tăng khả năng hấp thụ, có tác dụng giảm đau khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, tê bì chân tay và đặc biệt làm chậm quá trình thoái hóa khớp của cơ thể.

Tất cả các sản phẩm do Baviphar cung cấp đều được cấp phép và chứng chỉ của Bộ Y Tế. Nhà máy sản xuất NaSaKi đạt chuẩn ISO22000:2018. Đảm bảo cho ra thị trường những sản phẩm bảo vệ xương khớp tốt nhất, an toàn nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu cần tư vấn nhiều hơn:

  • TIÊU CHUẨN: TCCS
  • Khối lượng trung bình viên: 640mg +/- 7,5% (cả vỏ)
  • Xuất xứ: Việt Nam

Sản phẩm độc quyền bởi CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DƯỢC PHẨM BÁCH VIỆT

  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 24 Phố Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: 0822 787 567
  • Email: baviphargroup@gmail.com
  • Website: https://baviphar.vn/
  • Fanpage: baviphar |    Youtube: baviphar

“Baviphar – Cội nguồn sức khỏe”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *