Đương quy có tác dụng gì? Công dụng và cách dùng

Đương quy là một loại thảo dược tốt được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền với nhiều công dụng nổi bật. Hãy cùng tìm hiểu các tác dụng và cách dùng của đương quy nhé!

1. Cây đương quy là gì?

Cây đương quy (có tên khoa học là Angelica sinensis) là một loài thảo dược thuộc họ Apiaceae, còn được gọi là họ Hoa tán. Loài cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đương quy thường được sử dụng như một loại dược liệu quý trong các bài thuốc Đông y với nhiều tác dụng đa dạng cho sức khỏe, từ bồi bổ khí huyết đến điều trị các vấn đề về sức khỏe ở phụ nữ.
Cây đương quy có thân thảo, cao khoảng 1 – 2 mét, lá mọc so le và hoa màu trắng. Cả cây được sử dụng để tận dụng các phần của nó trong y học và y học cổ truyền. Các phần thường được sử dụng bao gồm rễ, thân và lá.
Rễ đương quy hay còn gọi là quy đầu là bộ phận được sử dụng nhiều nhất do có chứa nhiều chất dinh dưỡng, như polysaccharides, flavonoids, alkyl phthalides và các hợp chất khác. Rễ đương quy thường được sấy khô và dùng để nấu thuốc, trà hoặc làm thành các dạng thảo dược khác.
Hiện nay, đương quy cũng được nghiên cứu trong y học hiện đại để tìm hiểu thêm về tác dụng và cơ chế hoạt động của nó.

2. Công dụng của đương quy là gì?

Đương quy có vị ngọt, hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đương quy vô cùng tốt cho sức khỏe, nổi bật với các công dụng sau:

Tác dụng tăng tuần hoàn máu não

Đương quy có thể ức chế sự kết tập tiểu cầu, hỗ trợ tốt cho điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, ngày thường sử dụng sẽ giúp cải thiện trí nhớ kém, chóng mặt, hay quên, hay đau đầu, giúp tăng cường dẫn truyền thần kinh, tăng khả năng ghi nhớ và suy nghĩ

Tăng sức đề kháng

Trong đương quy có hoạt hóa tế bào lympho B và T giúp làm tăng kháng thể, tăng sức đề kháng khi bị kích thích miễn dịch. Ngoài ra, sâm đương quy còn hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể.

Hỗ trợ các bệnh liên quan đến phụ khoa của phụ nữ

Cụ thể điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ.
Đương quy còn có tác dụng điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém. Ngoài ra, loại cây này còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh táo bón.

Khả năng kháng khuẩn, chống viêm khá tốt.

Sâm đương quy có khả năng kháng khuẩn, tinh chất trong loại thảo dược này có khả năng làm giảm tính thẩm thấu trong huyết quản, do vậy chúng có khả năng ức chế những chất gây viêm. Từ đó chúng sẽ giúp loại bỏ tình trạng viêm nhiễm bên trong do một số bệnh lý gây ra.

Làm đẹp

Đương quy còn được dùng ngoài giúp tăng cường hoạt huyết trên da, nuôi dưỡng tế bào da, làm giảm tình trạng khô nứt, làm trắng, loại bỏ vết nám tàn nhang hiệu quả, giúp làn da luôn khỏe đẹp

3. Cách dùng đương quy hiệu quả

Đương quy có thể giúp tăng cường sức khỏe thông qua cách sắc thuốc hoặc làm gia vị cho món ăn.
Một số bài thuốc sử dụng đương quy được đánh giá cao như:
Bài thuốc giúp bổ huyết: Đương quy 12g, quế chi, sinh khương, đại táo, mỗi vị 6g, thược dược 10g, đường phèn 50g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.
Bài thuốc trị các chứng xuất huyết: Đương quy, bồ hoàng sao vàng hoặc đen, đại hoàng, hòe hoa, a giao, mỗi vị 30g. Tất cả các vị thuốc đều tán sao, thêm mật ong làm hoàn, ngày 2 lần, mỗi lần 10g
Bài thuốc tăng khí huyết, cải thiện người mệt mỏi, vô lực, da xanh xao, gầy còm: Đương quy 20g, hoàng kỳ chích mật 40g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ.
Hoặc đương quy, nhân sâm (đảng sâm), bạch linh, bạch truật, bạch thược, thục địa mỗi vị 12g; xuyên khung 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần.
Ngoài ra, có một số món ăn có thể sử dụng đương quy để ứng dụng tác dụng của đương quy vào thực đơn hàng ngày của gia đình:
Đương quy hầm gà: Sử dụng 30g đương quy, gà mái 1 con (làm sạch chặt khúc). Cho gà, đương quy, gừng, hành, vài ngọn ngải cứu, gia vị đặt trong nồi, đậy kín, đun trong 2 – 3 giờ. Món ăn có thể dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực.
Canh đương quy thịt dê: Công thức bao gồm đương quy 15g, hoàng kỳ 45g, nhân sâm 30g, thịt dê 400g. Các dược liệu cho vào cùng nấu với thịt dê tầm 4 giờ đến khi thịt dê chín nhừ, thêm gia vị. Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Nên sử dụng cho người bị thiếu máu suy nhược, sau khi bị bệnh lâu ngày cơ thể suy kiệt, hồi hộp đánh trống ngực, ăn kém.

4. Các vị thuốc sử dụng dược liệu đương quy tốt

Ngày nay, đương quy được sử dụng trong các vị thuốc/ thực phẩm chức năng giúp gia tăng tuần hoàn máu, bổ não, dưỡng não hiệu quả. Quý khách hàng có thể tham khảo các thương hiệu thuốc ứng dụng dược liệu đương quy có tác dụng vượt trội:

Dưỡng não Bách Việt

Dưỡng não Bách Việt chứa chiết xuất đương quy cùng các dược liệu quý khác như đan sâm, đảng sâm, đinh lăng, tía tô đất… đem lại hiệu quả nhanh chóng và rõ ràng nhất trong việc hỗ trợ hoạt huyết, giảm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, hỗ trợ phục hồi sau tai biến, tắc mạch máu não.

Viên khớp tâm bình

Viên khớp tâm bình chưa đến 350mg đương quy, giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm và thoái hóa khớp như sưng, đau nhức xương khớp, tê bì, nhức mỏi cơ bắp,…cũng như làm chậm quá trình khớp bị thoái hóa.

Quy tỳ an thần hoàn PH

Sản phẩm được sản xuất từ Việt Nam, giúp kiện tỳ ích khí, dưỡng tâm an thần, bổ huyết.
Dùng trong trường hợp tâm tỳ hư, khí huyết hư gây các chứng: hồi hộp hay quên, mất ngủ, ăn kém, mệt mỏi, sắc mặt vàng, người mệt mỏi, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
Như vậy, đương quy có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt giúp ích cho bổ máu, dưỡng não và cơ xương khớp. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng thuốc hỗ trợ liên quan đến bổ não nên xem xét các loại thuốc có chiết xuất đương quy trong đó. Hi vọng bài viết đã đem lại nhiều giá trị cho các bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *