Viêm xương khớp và viêm xương khớp dạng thấp là 2 thuật ngữ phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, đây là 2 bệnh khác nhau, có những triệu chứng, nguyên nhân khác nhau. “Viêm xương khớp có giống viêm khớp dạng thấp không”? Câu trả lời là không. Nếu không hiểu rõ sự khác biệt giữa 2 bệnh lý này sẽ đưa ra những hướng điều trị sai khiến tổn thất thời gian và tiền bạc. Hãy cùng Baviphar tìm hiểu sự khác nhau giữa viêm xương khớp và viêm xương khớp dạng thấp nhé.
Phân biệt viêm xương khớp và viêm xương khớp dạng thấp
Định nghĩa
Viêm xương khớp là bệnh lý xảy ra khi sụn bị bào mòn, thoái hóa và đầu xương chạm vào nhau gây đau dữ dội.
Viêm xương khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính, gây ra bởi hoạt động rối loạn của hệ miễn dịch của cơ thể, tấn công vào màng hoạt dịch của khớp, làm màng này dày lên gây sưng và đau.
Triệu chứng
Viêm xương khớp sẽ gây đau cho bệnh nhân, nặng nhẹ tùy theo mức độ của bệnh. Đau này mang tính chất đau cơ học, có liên quan đến vận động. Càng vận động sẽ tăng mức độ đau của xương khớp. Những lúc này bệnh nhân nghỉ ngơi sẽ làm dịu cơn đau. Ngoài ra khi thay đổi thời tiết sẽ gây đau xương khớp.
Viêm xương khớp dạng thấp có các giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát. Trong giai đoạn khởi phát, bệnh nhân sẽ cảm thấy ,ưng, nóng, đau vài khớp, cứng khớp vào buổi sáng sau khi thức dậy đi kèm sốt nhẹ, giảm cân, chán ăn, mệt mỏi. Vào giai đoạn toàn phát nặng hơn, bệnh nhân sẽ thấy có những hạt nổi cứng dưới da, tình trạng cứng khớp kéo dài lên tới 1 giờ và có thể bị biến dạng khớp.
Nguyên nhân
Viêm xương khớp có 2 nguyên nhân chính dẫn đến là nguyên nhân chính tại khớp như thoái hóa, bào mòn sụn khớp, chấn thương… và nguyên nhân ngoài khớp như rối loạn chuyển hóa (tăng acid uric trong bệnh gút), bất thường hệ thống miễn dịch gây tổn thương các thành phần trong khớp gây biến đổi cấu trúc khớp từ đó gây viêm khớp.
Viêm xương khớp dạng thấp có nhiều nguyên nhân hơn:
– Tác nhân gây bệnh: virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn.
– Yếu tố cơ địa: giới tính (theo thống kê có 70-80% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thấp là nữ) và tuổi tác (60-70% bệnh nhân trên 30 tuổi).
– Yếu tố di truyền: viêm khớp dạng thấp có thể di truyền, có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%).
– Các yếu tố khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật, chấn thương
Biến chứng
Cả 2 bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng đáng tiếc. Bệnh viêm xương khớp lâu dần sẽ hạn chế khả năng vận động của bệnh nhân. Viêm xương khớp dạng thấp có thể gây ra teo cơ, biến dạng khớp, bại liệt.
Vì vậy bệnh nhân cần có hiểu biết và phân biệt rõ ràng 2 bệnh lý để có biện pháp và hướng điều trị kịp thời.
Cách điều trị viêm xương khớp và viêm xương khớp dạng thấp
Điều trị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp có cả điểm giống nhau và khác biệt.
Điều trị viêm xương khớp tập trung vào làm giảm đau, giảm viêm và phục hồi chức năng khớp. Các thuốc thông thường chống đau và viêm trong điều trị viêm xương khớp bao gồm: các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc nhóm steroid, thuốc giảm đau. Ngoài ra, kết hợp với các biện pháp trị liệu vật lý để ổn định và tăng cường các khớp khác bị ảnh hưởng, nghỉ ngơi điều độ và giảm cân – giảm gánh nặng cho các khớp. Một số bệnh nhân còn tích cực điều trị thay thế bằng phương pháp châm cứu hay xoa bóp cổ truyền.
Viêm xương khớp dạng thấp cũng được điều trị bằng thuốc: thuốc giảm đau; các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs); thuốc chống thấp khớp (DMARDs); chế phẩm sinh học; corticosteroid, bao gồm hydrocortisone và prednisone. Tuy nhiên, nếu bệnh tình trở nặng thì cần can thiệp phẫu thuật hoặc mở khớp. Hai loại phẫu thuật được sử dụng để điều trị hai loại viêm khớp là: phẫu thuật thay khớp hoặc thủ thuật mở khớp; thủ thuật làm cứng khớp.
Bệnh viêm xương khớp hay viêm khớp dạng thấp đều đem lại đau đớn cho bệnh nhân và tốn nhiều thời gian, tiền bạc để điều trị. Vì vậy chúng ta cần quản lý bản thân, có những biện pháp để phòng tránh và tăng cường sức khỏe xương khớp.
Các giải pháp tăng cường sức khỏe xương khớp
Sử dụng sản phẩm Linh khớp Bách Việt gia tăng sức mạnh xương khớp
Linh Khớp Bách Việt là sản phẩm được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ Dược sĩ, Bác sĩ đầu ngành với công thức độc đáo từ 100% thảo dược thiên nhiên quý hiếm, được kiểm nghiệm lâm sàng an toàn và hiệu quả. Sản phẩm giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do thoái hóa khớp, viêm khớp, đau nhức xương khớp,…; Tăng cường vận động linh hoạt, nuôi dưỡng và phục hồi sụn khớp, bôi trơn khớp, từ đó tăng cường khả năng vận động, giúp bạn dễ dàng di chuyển. Sử dụng sản phẩm thường xuyên giúp cải thiện tình trạng bệnh, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh xương khớp gây ra như: teo cơ, cứng khớp, mất khả năng vận động,…
Quản lý cân nặng
Dù chưa có biểu hiện của bệnh liên quan đến xương khớp, nhưng mỗi người cần quản lý cân nặng của cơ thể bằng việc ăn uống dinh dưỡng khoa học và tập thể dục điều độ giúp cơ thể cân đối, không thừa cân béo phì, không gây áp lực cho xương khớp.
Tập thể dục hợp lý
Việc này vừa giúp giảm cân vừa giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, giảm tình trạng bị stress, căng thẳng trong cuộc sống
Hạn chế đi giày cao gót
Giày cao gót nếu đeo quá thường xuyên và lâu dài sẽ gây biến dị khớp chân, chèn ép khớp đầu gối, khiến cơ xương khớp những vị trí này nhanh chóng thoái hóa. Các chị em phụ nữ nên hạn chế đi loại giày này, sau khi đeo hãy thư giãn xương khớp của mình bằng cách ngâm chân hoặc xoa bóp.
Hi vọng bài viết đã đem lại nhiều giá trị cho quý vị và làm rõ được sự khác biệt giữa viêm xương khớp và viêm xương dạng thấp.