CẢNH BÁO TÁC HẠI CỦA MẤT NGỦ KÉO DÀI

Tình trạng mất ngủ thường xảy ra với đối tượng từ độ tuổi “trung tuần” đổ lên. Tuy nhiên tình trạng này ngày càng phổ biến kể cả với lớp người trẻ. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể, sức khỏe tinh thần và lâu dài ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của não bộ. Hãy tìm hiểu về tình trạng mất ngủ, các tác hại và cách điều trị mất ngủ nhé. 

1. Phân biệt các loại mất ngủ

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, biểu hiện là cơ thể gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ: dễ thức dậy, ngủ chập chờn, tỉnh giấc sớm… Người hay mất ngủ dễ dẫn đến mệt mỏi, đau đầu, cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, tinh thần kém, không có năng lượng vv ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. 

Mất ngủ được chia làm 2 dạng chính: 

  • Mất ngủ dạng cấp tính: khi bị mất ngủ không thường xuyên và không kéo dài (xảy ra ít hơn 1 tháng)
  • Mất ngủ dạng mạn tính: khi bị mất ngủ kéo dài nhiều hơn 1 tháng và lặp đi lặp lại nhiều lần.

2. Nguyên nhân mất ngủ kéo dài

Mất ngủ kéo dài có thể là do những nguyên nhân sau đây:

  • Tuổi tác: Người cao tuổi là đối tượng dễ bị mất ngủ vì cơ thể giảm khả năng duy trì hoạt động bình thường do quá trình lão hóa hoặc bệnh lý.
  • Áp lực, Stress: các yếu tố như công việc, căng thẳng, buồn bã, các cú sốc về tâm lý… ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và có thể gây mất ngủ kéo dài

  • Nhịp sinh học bị thay đổi: những người thường xuyên di chuyển tới các vị trí địa lý khác nhau, sự thay đổi về múi giờ, thời tiết, khí hậu… có thể dẫn đến suy giảm chất lượng giấc ngủ
  • Sử dụng chất kích thích: sử dụng quá nhiều caffein, trà, thuốc lá có thể gây rối loạn giấc ngủ
  • Các bệnh lý và các rối loạn gây mất ngủ khác: Hội chứng ngưng thở khi ngủ, chứng chân bồn chồn… có thể khiến người bệnh bị mất ngủ kéo dài. Các bệnh lý nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh cơ xương khớp… cũng gây rối loạn giấc ngủ, từ đó dẫn đến tác hại của việc mất ngủ.
  • Một số lý do khác: Người bệnh có thể mất ngủ kéo dài do chế độ ăn uống chứa nhiều muối, ăn quá nhiều trước khi ngủ, lười vận động, nghiện mạng xã hội vv.

3. Các tác hại của mất ngủ kéo dài gây ra

Mất ngủ kéo dài để lại nhiều hệ lụy cho người bệnh, dưới đây là một số tác hại rõ rệt có thể nhận biết dễ dàng:

  • Suy giảm trí nhớ, kém tập trung: 

Các chuyên gia cho biết, khi cơ thể ở trạng thái ngủ sâu, vỏ não sẽ tiếp nhận thông tin và lưu trữ ký ức. Chất lượng giấc ngủ suy giảm khiến quá trình tiếp nhận và ghi nhớ thông tin của não bộ bị gián đoạn, gây ra tình trạng kém tập trung, hay quên.

  • Suy giảm miễn dịch, dễ bị ốm

Chất lượng giấc ngủ và hoạt động của hệ miễn dịch có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Khi ngủ cơ thể sẽ giải phóng chất cytokine – đây là chất cần thiết trong hoạt động của hệ thống miễn dịch. Cytokine được sản xuất nhiều trong lúc ngủ để củng cố hệ miễn dịch. Do đó, nếu không ngủ đủ hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm và dễ bị ốm hơn. 

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ

Theo Hội Đột quỵ Thế giới, nguy cơ bị đột quỵ ở người thường xuyên mất ngủ có thể cao hơn người khác. Đặc biệt, nguy cơ này sẽ tăng thêm gấp 8 lần ở đối tượng mắc chứng mất ngủ, khó ngủ trong độ tuổi từ 18 – 34. Ngoài ra mất ngủ kéo dài khiến tăng nặng các bệnh lý như tăng huyết áp, suy tim, đau tim, xơ vữa động mạch. 

  • Tăng nguy cơ trầm cảm

Người thường xuyên mất ngủ/ thời gian ngủ ít hơn 6 giờ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn người khác. Vì mất ngủ có thể làm sa sút sức khỏe tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh trầm cảm.

  • Gây tăng cân

Trong khi ngủ, cơ thể sản xuất các hormone truyền tải tín hiệu no (leptin) và giảm lượng hormone kích thích cảm giác đói (ghrelin). Vì vậy những người thường xuyên ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày có nguy cơ bị thừa cân, béo phì cao hơn khoảng 30% so với người khác. 

Ngoài ra suy giảm chất lượng giấc ngủ còn gây rối loạn hoạt động vùng não đảm nhiệm vai trò điều khiển việc ăn uống, khiến cơ thể bị thèm chất bột đường, chất béo dẫn đến mất kiểm soát ăn uống và gây béo phì. 

4. Cách điều trị mất ngủ kéo dài

Như vậy, mất ngủ kéo dài để lại nhiều hậu quả tiềm tàng. Baviphar gợi ý một số cách để điều trị chứng mất ngủ kéo dài

  • Sử dụng thực phẩm chức năng Dưỡng não Bách Việt 

Dưỡng não Bách Việt được chiết xuất và bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ. Với nguồn gốc rõ ràng, được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt. Công thức độc quyền, kết hợp hoàn hảo 4 loại SÂM dược quý và các loại thảo mộc khác…có tác dụng:

  • Tăng cường lưu thông máu lên não
  • Giúp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến não bộ như: Alzheimer, Parkinson,…
  • Giảm stress, căng thẳng, lo âu
  • Bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe tổng thể

Dưỡng Não Bách Việt đã được Bộ Y tế cấp phép và chứng nhận an toàn, hiệu quả. Sản phẩm được tin dùng bởi hàng triệu người tiêu dùng trên cả nước.

  • Duy trì thói quen sinh hoạt điều độ: 

Thiết lập thói quen ngủ – thức cố định vào thời điểm nhất định và cố gắng duy trì mỗi ngày; không ngủ quá nhiều vào ban ngày; hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước giờ ngủ; không ăn quá no vào buổi tối; không lạm dụng chất kích thích như caffeine, nicotine, đồ uống có cồn…

  • Tập thể dục thường xuyên: 

Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao giúp giải tỏa áp lực, căng thẳng từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể. Duy trì rèn luyện thể chất còn giúp lưu thông máu não tốt hơn, có thể hỗ trợ cải thiện mất ngủ hiệu quả. Vì vậy nên dành ra ít nhất 30 phút (tần suất khoảng 3 lần/lần) để tập luyện thể thao. 

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: 

Người mất ngủ kéo dài nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin B, magie như hạnh nhân, cá hồi, hạt óc chó… và tránh các thực phẩm khó tiêu hoặc gây cản trở quá trình tổng hợp chất tryptophan như bánh ngọt, món ăn nhiều dầu mỡ, thịt hộp

Trên đây là những tác hại của chứng mất ngủ kéo dài và các cách để phòng tránh/ trị bệnh mất ngủ kéo dài. Khi tình trạng mất ngủ kéo dài diễn ra nghiêm trọng bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám chuyên nghiệp. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *