Đau nhức xương khớp có thể gặp ở bất cứ ai không kể già trẻ. Thế nên, việc xác định căn nguyên của bệnh là yếu tố tiên quyết nhằm điều trị bệnh triệt để. Vậy đau xương dai đẳng là bệnh gì? Làm cách nào để điều trị? Hãy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Baviphar- Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe Xương Khớp
1. Tại sao bị đau xương khớp dai dẳng?
-Thói quen sống khiến bệnh đau xương khớp ngày càng trẻ hóa
Lý do khiến bệnh đau xương khớp đang ngày càng trẻ hóa là do thói quen sống gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đa số những người ở thành phố, làm việc văn phòng thường có thói quen ít vận động, béo phì, lười thể dục và hãy ngồi lì một chỗ làm việc trên máy tính. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hệ vận động, chức năng của xương khớp. Nhiều người thoái hóa xương từ sớm cũng chính là do thói quen làm việc không tốt này.\
-Do tuổi tác
Những người sau 45 tuổi hoặc nhiều hơn, nhất là sau 60 tuổi thì không tránh khỏi các chứng bệnh về xương khớp. Sự lão hóa của cơ thể khiến chức năng của hệ xương khớp cũng kém đi, thoái hóa và gây đau xương khớp dai dẳng.
-Người bị xương khớp không tuân thủ liệu pháp điều trị
Vì lý do công việc hay các lý do khác mà nhiều người không tuân thủ theo liệu trình điều trị bệnh xương khớp. Trong khi đó, bệnh này cần nhiều thời gian và sự kiên trì trong luyện tập vật lý trị liệu. Sự gián đoạn trong quá trình điều trị khiến cho bệnh trở nặng và khó chữa hơn, dẫn đến tình trạng đau xương khớp dai dẳng.
2. Đau xương khớp dai dẳng là bệnh gì?
Đau xương khớp chỉ là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó trong hệ vận động. Rất có thể đây là dấu hiệu của những căn bệnh sau:
-Thoái hóa khớp
Bệnh thường gặp ở người già. Khi các cơ sụn khớp thoái hóa do tuổi tác khiến các sụn ở khớp mất dần, xơ cứng xương dưới sụn. Các khớp không còn hoạt động trơn tru khiến người bệnh cảm thấy lục cục, đau mỏi, ê ẩm liên tục. Thay đổi thời tiết càng đau.
Người trẻ tuổi cũng có thể bị đau xương khớp (ảnh)
-Viêm khớp dạng thấp
Đây là tình trạng viêm lan rộng ở các bao hoạt dịch ở các khớp. Bệnh khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, đau ê ẩm xương khớp, mệt mỏi, sụt cân, có thể sưng khớp ở cả hai bên đều nhau.
-Loãng xương
Thường gặp ở những người cao tuổi, thoái hóa xương và người bị thiếu canxi trầm trọng. Đây là tình trạng cấu trúc vi thể của mô xương lỏng lẻo, khối lượng xương ít đi, giòn xương và dễ gãy. Bình thường người bệnh sẽ không nhận ra tình trạng của mình, chỉ khi đo mật độ xương mới thấy. Và thường bị đau xương khớp dai dẳng, ê ẩm mà không rõ nguyên nhân.
Đau xương khớp dai dẳng có thể là dấu hiệu mắc các bệnh xương khớp
3. Điều trị đau nhức xương khớp như thế nào dứt điểm?
Bệnh xương khớp có điều trị dứt điểm khỏi hẳn được hay không? Đây là điều mà bất cứ ai khi mắc bệnh về xương khớp đều lo lắng. Để điều trị bệnh đau nhức xương khớp, trước hết cần xác định nguyên nhân gây đau và tìm hướng điều trị phù hợp:
-Cách xác định bệnh về xương khớp
Khi bị đau xương khớp dai dẳng không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám ở cơ sở y tế uy tín để tìm ra căn nguyên. Các bác sĩ có thể tư vấn bạn phải thực hiện những giải pháp như sau:
- Chụp X-quang: Nhằm lấy rõ hình ảnh cấu trúc xương, các khớp, số lượng xương để phát hiện những bất thường bên trong.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: đây là phương pháp hiện đại nhất giúp bác sĩ thấy được xương, khớp, dây chằng và phần mềm quanh khớp,… Giúp chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh.
- Xét nghiệm dịch khớp: nhằm phát hiện những bất thường của dịch khớp để xác định tình trạng bệnh.
- Nội soi xương khớp: là sử dụng một chiếc camera nhỏ đưa vào phần khớp bị đau để thấy rõ hình ảnh tổn thương của khớp.
Tùy theo tình trạng bệnh và vị trí đau mà người bệnh được bác sĩ chỉ định thực hiện một trong những giải pháp chẩn đoán như trên. Qua đó, bác sĩ sẽ thấy được hình ảnh tổn thương bên trong xương khớp, chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng điều trị hợp lý.
-Điều trị đau xương khớp dai dẳng
Có một số giải pháp điều trị đau xương khớp kéo dài, dai dẳng như sau:
- Vật lý trị liệu: là phương pháp vận động bằng các bài tập chuyên khoa nhằm phục hồi chức năng xương khớp. Phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì luyện tập và theo đuổi tới cùng. Đồng thời duy trì hàng ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
- Phẫu thuật: một số trường hợp bệnh lý phức tạp thì cần phải chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ phần sụn khớp hoặc xương bị bệnh.
- Sử dụng thuốc: đa số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống hoặc tiêm trực tiếp trên cơ thể để giảm đau và chống viêm nhiễm ở các phần xương khớp bên trong.
Với những người trẻ, nếu bị đau xương khớp kéo dài do thói quen sinh hoạt không tốt và ít vận động thì việc điều trị càng đơn giản. Nếu viêm xương khớp đợt cấp tính thì có thể điều trị nội khoa cho dứt điểm. Sao đó thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống đủ chất là có thể tái tạo sụn khớp, ngăn chặn việc đau nhức xương khớp trở lại.
4. Cách phòng ngừa bệnh về xương khớp
Càng những người trẻ tuổi càng cần phải lưu ý thói quen hàng ngày để thay đổi cho khoa học, hợp lý, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên duy trì thói quen làm việc khoa học, ngồi thẳng lưng. Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, ăn uống điều độ, duy trì cân nặng hợp lý,… Đó là cách tốt nhất để phòng bệnh xương khớp và các bệnh khác.
Với những người lớn tuổi, đã và đang bị đau xương khớp lâu không khỏi thì việc duy trì các bài tập vật lý trị liệu mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết. Đồng thời nên bổ sung thêm canxi, các thực phẩm giàu vitamin D và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Có thể nói, để phòng tránh đau xương khớp dai dẳng là điều không khó nhưng không dễ thực hiện. Bởi việc duy trì một lối sống lành mạnh cần ở mỗi người sự kiên trì và nhẫn nại. Nhưng để tránh các bệnh xương khớp khi về già, ai cũng cần phải thay đổi lối sống ngay từ bây giờ, trước khi quá muộn.