Mắc Bệnh Gout (P1): Nguyên Nhân Từ Đâu? Triệu Chứng như nào?

Từng được mệnh danh là “bệnh của nhà giàu” nhưng ngày nay bệnh Gout (gút) không còn hiếm nữa, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Cùng Baviphar- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp tìm hiểu về bệnh lý xương khớp này nhé. Tìm hiểu xem nguyên nhân mắc bệnh Gout từ đâu? Triệu chứng như thế nào?

1. Tìm hiểu về bệnh Gout?

Mắc Bệnh Gout: Nguyên Nhân Từ Đâu? Triệu Chứng như nào?

Bệnh gút (còn gọi là gout hay thống phong): Là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau.

Viêm khớp là căn bệnh rất phổ biến, thực tế là khoảng 35% dân số phải sống chung với căn bệnh này. Cứ 100 người trưởng thành thì lại có 2-5 người bị viêm khớp. Đây là tình trạng một hoặc nhiều khớp xương bị kích ứng gây viêm. Gút được biết đến là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát.

Ngày xưa, Gút được xem là “bệnh nhà giàu”. Tuy nhiên, ngày nay bệnh Gout đã không còn hiếm nữa. Thời đại ngày nay cũng đã xóa tan quan niệm trước đây cho rằng: Gút là “bệnh nhà giàu” và chỉ có ảnh hưởng đến đàn ông. Thực tế cho thấy: Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ngày càng phổ biến đặc biệt ở nhóm phụ nữ đã mãn kinh. Bên cạnh đó, khi đời sống được nâng cao hơn, nguồn thực phẩm đa dạng và chế độ ăn không lành mạnh đã khiến căn bệnh này ngày càng phổ biến và trẻ hóa.

>> Xem thêm: Cách chuẩn đoán, biến chứng và phương pháp điều trị bệnh Gout

2. Nguyên nhân gây bệnh gout

Nguyên nhân gây ra bệnh gout

Bình thường chỉ số acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định đối với nam giới: 210 – 420 umol/L và 150 – 350 umol/L đối với nữ giới. Khi thận không thải được acid uric hoặc do cơ thể tạo ra quá nhiều hoặc do bất thường trong chu trình tạo ra acid này dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút.

Các tinh thể urat dư thừa có thể tích tụ trong khớp của bạn trong nhiều năm mà không hề gây ra triệu chứng. Các tinh thể này có cấu trúc nhỏ, cứng, sắc nhọn có thể cọ xát vào màng hoạt dịch  gây sưng, đau và viêm nhiều. Khi điều này xảy ra tạo thành các đợt gout cấp.

Purine là chất tự nhiên tồn tại ở trong thực phẩm, mỗi loại thực phẩm đều có hàm lượng purine khác nhau. Đặc biệt ở một số nhóm thịt, cá, hải sản… có chứa hàm lượng chất này cao. Khi tiêu hóa purine, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra một chất gọi là acid uric và nếu tiêu thụ có nhiều thực phẩm chứa purine đồng nghĩa với việc sản sinh acid uric dư thừa.

– Nguyên nhân nguyên phát ( nguyên nhân vô căn)

Đây là nguyên nhân chiếm đa số các trường hợp, gút thường gắn liền với yếu tố di truyền hoặc cơ địa. Người bị bệnh gout vô căn có quá trình tổng hợp purine nội sinh làm tăng acid uric quá mức. Bệnh phần lớn gặp ở nhóm nam giới độ tuổi trên 40, có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh.

– Nguyên nhân thứ phát

Là tình trạng tăng acid uric máu do một số bệnh khác hay một số nguyên nhân khác như mắc một số bệnh lý về máu như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcome hạch, đau tủy xương, hoặc quá trình sử dụng thuốc khi điều trị bệnh lý ác tính.

3. Triệu chứng của bệnh Gout

Triệu chứng của bệnh Gout

Ở giai đoạn đầu, các bệnh nhân mắc bệnh Gout được ghi nhận nồng độ acid uric trong máu tăng nhưng không xuất hiện triệu chứng được gọi là tăng acid uric máu. Theo thời gian, khi nồng độ này tăng cao không hạ dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat gây ra các cơn đau khớp, bệnh thường xảy ra đột ngột, các cơn đau dữ dội đến âm ỉ và thường xuất hiện vào ban đêm. Có thể nhận biết bạn đang mắc bệnh thông qua các dấu hiệu sau:

  • Đau khớp dữ dội: Triệu chứng đau xảy ra phần lớn ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Các khớp ở háng, vai và vùng chậu thì tần suất xảy ra ít hơn. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu.
  • Đau âm ỉ, kéo dài: Sau cơn đau dữ dội của đợt cấp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau âm ỉ trong thời gian sau đó, cơn đau có thể vài ngày hoặc vài tuần, tần suất lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước.
  • Viêm và tấy đỏ: Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, mềm, nóng và đỏ.
  • Giới hạn phạm vi hoạt động khớp: Khi bệnh gút tiến triển, bạn có thể không thể cử động khớp bình thường.

Bệnh Gout gây sưng đau các khớp, thậm chí dẫn đến hoại tử khớp và mất chức năng vận động, bên cạnh đó nếu không được điều trị có thể dẫn đến những biến chứng như sỏi thận, suy thận… Người bị bệnh gút cũng có tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch cao hơn so với người bình thường, dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *