Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Khớp gối là một trong những khớp mạnh nhất trong cơ thể con người để có thể duy trì khả năng di chuyển nhanh lẹ và linh hoạt. Tuy nhiên hiện nay tình trạng con người bị đau, sưng, cứng hay giảm khả năng di chuyển ở nhiều mức độ và độ tuổi khác nhau. Đây là do thoái hóa khớp gối. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh thoái hóa khớp gối này và làm sao để điều trị hiệu quả nhé. 

1. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối phổ biến nhất

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới thoái hóa khớp gối là tuổi tác. Khi con người càng lớn tuổi, khả năng tự phục hồi của sụn cũng giảm dần, dẫn tới các khớp sụn bị mài mòn quá mức khiến xương các khớp cọ vào nhau. 

Vì vậy rất nhiều người khi lớn tuổi sẽ bị thoái hóa khớp. Tuy nhiên, có nhiều người trẻ hiện nay bị thoái hóa ở độ tuổi sớm vì những yếu tố như: cân nặng, chấn thương, di truyền, giới tính vv…

Đầu gối là nơi chịu áp lực trọng lượng cơ thể khi di chuyển. Vì vậy nếu cơ thể bạn bị thừa cân, béo phì thì sẽ tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp gối sớm do khớp gối phải chịu trọng tải lớn. Nghiên cứu cho thấy mỗi 0,45kg cân nặng tăng lên thì sẽ đồng thời làm tăng 1,35 – 1,8kg trọng lượng trên đầu gối.

Những người thường xuyên thực hiện các động tác gây áp lực lớn cho xương khớp gối cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp sớm. Các vận động viên thể thao với cường độ sử dụng khớp gối cao và khả năng bị chấn thương trong lúc luyện tập cũng là đối tượng bị suy yếu khớp sớm. 

Ngoài ra, cũng có trường hợp một số  người có nhiều khả năng viêm xương khớp khi còn trẻ do đột biến di truyền hoặc sự hình thành bất thường của xương bao quanh khớp gối bẩm sinh khiến sụn khớp bị thoái hóa sớm.

2. Triệu chứng thoái hóa khớp gối là gì?

Bệnh thoái hóa khớp gối chuyển nặng theo 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những triệu chứng khác nhau. Bệnh nhân nên nhận biết để có thể thăm khám và có các biện pháp chữa bệnh hiệu quả. 

Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi phát

Ở trong giai đoạn này, sụn bị tổn thương nhẹ và sự thu hẹp khoảng cách giữa các xương là không đáng kể. Người bệnh có thể nghe thấy tiếng lụp cụp hoặc lạo xạo khi cử động và gấp duỗi các chi. Các cơn đau ở mặt trước và trong khớp có thể xuất hiện nhưng chỉ thoáng qua nên nhiều người không để ý và bỏ qua. 

Giai đoạn 2: Giai đoạn giữa

Trong giai đoạn này, các cơn đau gia tăng cả về tần số và mức độ đau. Khi người bệnh vận động, chuyển từ tư thế ngồi sang đứng, đi lại, lên xuống cầu thang vv sẽ cảm nhận cơn đau rõ ràng và kéo dài hơn. Các cơn đau giảm khi nghỉ ngơi và hạn chế di chuyển. Ngoài ra, buổi sáng người bệnh có thể bị cứng khớp trong khoảng 30 phút hoặc ít hơn. 

Trong giai đoạn này, nhiều người không đi khám ngay mà có xu hướng chỉ sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau. Bác sĩ khuyên rằng khi có những triệu chứng này bạn nên đi thăm khám kịp thời để được chữa bệnh và can thiệp sớm. 

Giai đoạn 3: Giai đoạn tổn thương

Đây là giai đoạn bệnh đã trong tình trạng nghiêm trọng. Khoảng cách giữa các xương giảm dần khiến sụn bị vỡ thêm, chất dịch tiết ra rất ít và các xương va chạm vào nhau. 

Điều này khiến người bệnh đứng lên ngồi xuống cực kỳ khó khăn. Khớp bị khô nặng gây ra tiếng kêu cọt kẹt, rột roạt và tần suất đau tăng lên.

3. Các cách điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả. 

Tùy vào tình trạng thoái hóa xương khớp của bệnh nhân đang ở giai đoạn nào mà có thể áp dụng những cách điều trị không dùng thuốc, dùng thuốc, phẫu thuật hoặc kết hợp các phương pháp theo chỉ định của bác sĩ. 

 

Điều trị không dùng thuốc: Phương pháp này bao gồm

  • Các bài tập giúp chống thoái hóa xương khớp, tăng cường cơ bắp xung quanh cơ xương, giúp xương khớp linh hoạt hơn và trơn tru hơn 
  • Vật lý trị liệu: đây là các bài tập vừa có tác dụng giúp xương linh hoạt, khôi phục khả năng di chuyển tốt và giảm đau cho bệnh nhân
  • Giảm cân: dành cho những người bị thừa cân nhằm giảm tải trọng gây áp lực cho cơ xương khớp

 

Điều trị dùng thuốc: Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc thích hợp, chủ yếu là thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm vv…

Điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa: Phương pháp này chỉ được dùng khi những cách điều trị khác không có hiệu quả và đây là cách không khuyến khích áp dụng vì có nhiều rủi ro như biến dạng khớp, ảnh hưởng tới sức khỏe hay thời gian phục hồi lâu nhưng bệnh vẫn có thể tái diễn.

Như vậy, bệnh thoái hóa khớp gối sẽ chuyển biến nặng hoặc sớm nếu chúng ta không chăm sóc xương khớp đúng cách và từ sớm. Các bạn nên tăng cường tập luyện sức khỏe, đối với nhân viên văn phòng nên vận động và di chuyển mỗi 1-2 tiếng một lần, kiểm soát cân nặng. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các thuốc giúp chắc khỏe gân cốt như Dược phẩm Bách Việt có chiết suất hoàn toàn từ thiên nhiên an toàn cho sức khỏe và không gây tác dụng phụ. Hi vọng bài viết đã đem lại nhiều giá trị cho các bạn!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *