8 LOẠI THẢO DƯỢC MẠNH GÂN CỐT CHẮC KHỎE XƯƠNG

Thảo dược từ lâu đã được ông cha ta dùng để điều trị về các bệnh lý về xương khớp. Ưu điểm của phương pháp này là lành tính, rẻ tiền, dễ kiếm. Qua bài viết này cùng tìm hiểu về 8 loại thảo dược mạnh gân cốt hiệu quả nhé

 

1. Lá lốt 

Cây lá lốt là một loài cây thân thảo thuộc họ hồ tiêu và được xem là cây thuốc trị đau nhức xương khớp. Ngoài công dụng chữa khó tiêu, đầy bụng, lá lốt có tác dụng làm ấm người và giúp giảm đau xương khớp.

 

Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên dùng lá lốt phơi trong bóng râm cho đến khi héo rồi cho vào nồi sắc cùng nước trong 30 phút, uống sau bữa ăn. Hoặc lấy 30g lá lốt tươi đem nấu sôi với nước, thêm muối và ngâm chân tay khi còn ấm cũng rất tốt cho xương khớp.

2. Gừng 

Gừng không chỉ là một loại gia vị trong nhà bếp thường dùng, mà còn là 1 loại thảo dược mạnh gân cốt, có tiếng trong việc giảm đau, kháng viêm và giải trừ độc tố khỏi cơ thể.

 

Nghiên cứu cho thấy đun gừng với 250-500ml nước và uống mỗi ngày giúp giảm đau, cứng khớp, tăng khả năng vận động của bệnh nhân sau 12 tuần điều trị viêm khớp gối. Lưu ý chỉ nên uống vào buổi sáng vì gừng có thể gây kích ứng tiêu hóa nếu uống vào buổi tối.

 

Ngoài ra có thể kết hợp gừng với muối và hành tây, sao nóng hỗn hợp và chườm mỗi ngày sẽ giảm được triệu chứng đau rõ rệt. 

3. Cây dây đau xương

Cây dây đau xương hay còn gọi là cây khoan cân đằng mọc nhiều ở vùng núi Tây Bắc ta, được sử dụng để thư giãn và củng cố gân cốt. Vì vậy vị thảo dược này rất hay được sử dụng trong chữa tê thấp và đau nhức xương cốt. 

 

Người dùng có thể giã nhỏ và trộn với ít nước, đắp lên những vị trí đau nhức cho tới khi khô và lau đi. 

 

4. Củ nghệ 


Củ nghệ là 1 loại thảo dược giúp mạnh gân cốt của Việt Nam từ xa xưa. Cho tới ngày nay nghệ vẫn đang được ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực này. 

 

Một nghiên cứu của Kuptniratsaikul được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ tháng 10/2020 cho biết, tác dụng ngắn hạn của nghệ có hiệu quả cao đối với bệnh viêm khớp gối. Cụ thể là giảm đau đầu gối, giảm viêm và thoái hóa khớp . 

 

Bạn có thể thêm nghệ tươi vào bữa ăn, ngâm rượu nghệ xoa bóp ngoài, hoặc sử dụng một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ nghệ

 

5. Cây trinh nữ

Cây trinh nữ còn được biết đến là cây xấu hổ. Theo y học cổ truyền, đây là thảo dược khỏe gân cốt có vị ngọt, tính hàn, công dụng là giúp chống viêm, giảm đau, an thần, lợi tiểu 

 

Cây trinh nữ dùng bằng cách sắc với nước cho cô đặc lại. Cho 20 – 30g thân và rễ cây trinh nữ sắc với 400ml nước còn 100ml uống 2 lần trong ngày. Kiên trì sẽ giúp chữa đau nhức, thấp khớp, viêm khớp

 

6. Ngải cứu 

Cây ngải cứu chứa hoạt chất flavonoid có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, ngải cứu còn chứa 2 chất kháng viêm tự nhiên là asinthin và anabsinthine, cùng hàm lượng tinh dầu có khả năng gây tê tự nhiên.

 

Có 2 cách tăng hiệu quả của vị thảo dược mạnh gân cốt này, đó là kết hợp với giấm và mật ong:

 

Ngải cứu và giấm : Giã nát ngải cứu cùng giấm đem đi làm nóng và cho vào túi chườm rồi chườm lên vùng đang bị đau nhức. Thực hiện 2-3 lần / ngày, mỗi lần 15 phút 

 

Ngải cứu và mật ong: Xay nhuyễn lá ngải cứu rồi cho thêm mật ong và uống trong ngày. Uống liên tục trong 1-2 tuần

7. Hy thiêm

Hy thiêm hay còn gọi là hy tiên, hy thiêm thảo … mọc hoang ở khắp các tỉnh thành Việt Nam. Trong đông y hy thiêm được xem là 1 vị thuốc trừ phong thấp, mạnh gân cốt. 

 

Hy thiêm kết hợp với các bài thuốc mạnh gân cốt khác nhau sẽ cho những tác dụng khác nhau. 

 

Để chữa phong thấp, kết hợp với 100g hy thiêm và 50g thiên niên kiện, đun trong 1 lít rượu trắng và đường cho tới khi thành cao. Uống mỗi ngày 2 lần 1 ly nhỏ trước khi ăn

Để chữa đa khớp dạng thấp, sắc hỗn hợp hy thiêm, bạch mao đằng mỗi vị 3 chỉ, ngưu tất 5 chỉ làm nước uống hàng ngày. Kiên trì sẽ có kết quả

 

8. Ngũ gia bì

Ngũ gia bì hay còn được gọi là cây đáng, cây lằng, thích gia bì….phân bố chủ yếu ở ven rừng, chân núi có nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng …Đây là thảo dược khỏe gân cốt, trừ thấp, đau nhức gân cơ, đau lưng 

 

Để chữa bệnh đau khớp cần cạo sạch vỏ cây ngũ gia bì và rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Sau đó rang vàng và xay thành bột mịn đem ngâm với rượu trong 10 ngày thì uống 1 ly trước bữa tối. Tỷ lệ giữa rượu và ngũ gia bì là 100g ngâm với 1 lít rượu.

 

Trên đây là 8 vị thảo dược mạnh gân cốt được sử dụng nhiều trong dân gian. Hi vọng bài viết của Dược phẩm Bách Việt Baviphar đã cung cấp những thông tin giá trị cho bạn. 

 

Trong rất nhiều cách làm mạnh gân cốt, sử dụng thảo dược tốt cho xương khớp là phương pháp dân gian đã được sử dụng từ xưa, có hiệu quả nhất định nhưng đồng thời cũng cần cẩn thận các tác dụng phụ đối với cơ địa của mỗi người. Vì vậy trước khi sử dụng hoặc áp dụng bất cứ phương pháp nào hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ có chuyên môn nhé! 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *