Chiết xuất nhũ hương- Vị dược liệu quý hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp

Chiết xuất nhũ hương là chiết xuất thảo dược được lấy từ cây nhũ hương (Boswellia) có nguồn gốc Ấn Độ. Là vị thảo dược quý thường được dùng trong điều trị bệnh xương khớp. Cùng Baviphar- thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp tìm hiểu về chiết xuất nhũ hương qua bài viết sau đây.

1. Chiết xuất nhũ hương là gì?

Chiết xuất nhũ hương- Vị dược liệu quý hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp

Chiết xuất nhũ hương là phần được lấy từ cây nhũ hương hay còn gọi là trầm hương Ấn Độ. Trong chiết xuất nhũ hương chủ yếu chứa axit boswellia, có thể giảm thiểu các triệu chứng viêm.

  • Tên khoa học: Boswellia
  • Gồm 4 loài chính: Boswellia Serata, Boswellia caterii, Boswellia papyrifera và Boswellia frereana
  • Tên gọi khác: Hắc lục hương, Thiên trạch hương, Địa nhũ hương…
  • Họ: Trám (danh pháp khoa học: Burseraceae)

Nhũ hương là loài thực vật phát triển được ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, tuy nhiên tập trung nhiều ở vùng có khí hậu nhiệt đới như vùng Địa Trung Hải, khu vực Trung Đông, Ấn Độ, Trung Quốc… Ở Việt Nam, nhũ hương thường mọc ở các sườn đồi, sườn núi hoặc vùng đồng bằng, chịu hạn, chịu nóng tốt.

– Đặc điểm của Nhũ Hương

Nhũ hương thuộc dạng cây bụi, nhỏ, cao từ 5-6 mét, sinh trưởng tốt. Thân cây màu nâu vàng nhạt, lá kép, mọc xen kẽ. Mỗi lá dài từ 15-25 cm, cuống lá có lông trắng, gồm 7-10 cặp lá mọc đối nhau. Lá nhũ hương hình trứng, nhỏ, dài. Hoa nhũ hương nhỏ, mọc thành cụm. Đài hoa dạng chén, 5 cánh, vòi nhụy ngắn, có 3-4 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt.

– Thành phần hóa học của cây nhũ hương

Bộ phận thường dùng của nhũ hương chủ yếu là mủ (gôm). Các thành phần hóa học trong mủ (gôm) nhũ hương hay còn gọi là chiết xuất nhũ hương bao gồm:

  • Tinh dầu 3-8%, đường, gôm 27-35%, nhựa 60-70%
  • Các loại axit boswellic như: axit β-boswellic, axit axetyl-β-boswellic, axit 11-keto-β-boswellic và axit axetyl-11-keto-β-boswellic
  • Các hợp chất khác như Arabic acid, bassorin, pinen, dipenten, α, β-phellandren…

– Nhũ hương có mùi vị như thế nào?

Trong y học cổ truyền, chiết xuất nhũ hương có vị cay, đắng, tính ấm, có mùi thơm. Vì vậy nên được ví với trầm hương và dùng trong các loại nước hoa.

– Thu hái và chế biến nhũ hương

  • Bộ phận thu hái chủ yếu là nhựa cây nhũ hương.

Có nhiều cách chế biến nhựa nhũ hương như:

  • Theo Lôi công bào chế dược tính giải: lấy một ít rượu đổ vào nhựa nhũ hương sau đó nghiền ra phơi khô hoặc tán với bột nếp.
  • Theo phương pháp bào chế đông dược: nhựa nhũ hương sau khi lấy trực tiếp từ thân thì nhặt bỏ phần tạp chất sau đó đem tán với đăng tâm để thành bột theo tỷ lệ 40g nhũ hương thì dùng 1g đăng tâm.
  • Sau khi tán hoặc phơi khô nên để nơi khô ráo, gói kỹ.

2. Tác dụng của chiết xuất nhũ hương theo y học

Chiết xuất nhũ hương giúp điều trị đau đức đầu, chống ung thư, chữa viêm đại tràng

Trong Y học cổ truyền, vị thuốc từ nhũ hương có tác dụng:

  • Hoạt huyết, chỉ thống: dùng trong các trường hợp bế kinh, đau thượng vị, đau phong tê thấp, chấn thương do ngã
  • Tiêu phù sinh cơ: dùng trong trường hợp mụn nhọt, lở loét miệng lâu ngày không khỏi
  • Hoạt huyết, điều khí: dùng trong trường hợp đau vùng ngực, bụng, tụ máu
  • Trị các bệnh về khí huyết của phụ nữ

Trong Y học hiện đại, nhũ hương hay chiết xuất nhũ hương đã có nhiều nghiên cứu giúp giảm đau, giảm viêm trong các bệnh như:

  • Giảm nhức đầu, stress: nhờ hương thơm của nhũ hương
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: làm giảm các triệu chứng của tiêu chảy, đầy hơi, đặc biệt những bệnh lý như viêm loét đại tràng, loét dạ dày, hay bệnh Crohn
  • Cải thiện làn da: nhờ các hợp chất chống oxy hóa, điều trị viêm da
  • Chống ung thư: acid boswellic đã được chứng minh ngăn chặn enzyme ảnh hưởng tiêu cực đến DNA, có thể chống lại tế bào ung thư vú, hạn chế sự lây lan của bệnh bạch cầu ác tính và tế bào khối u não, tế bào ung thư tuyến tụy
  • Cải thiện hen suyễn, giảm triệu chứng của bệnh nhờ giảm leukotrienes

Đặc biệt từ rất lâu Y học cổ truyền đã biết cách sử dụng nhũ hương để giảm các triệu chứng của viêm khớp. Cho đến Y học hiện đại đã cho ra đời chiết xuất nhũ hương có hiệu quả hơn so với nhũ hương thô.

3. Chiết xuất nhũ hương- Vị dược liệu quý hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp?

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, Nhũ hương có vai trò rất tốt trong hỗ trợ giảm các bệnh lý xương khớp như viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp. Bốn acid trong nhũ hương góp phần vào đặc tính chống viêm, giúp ức chế 5-lipoxygenase (5-LO), một loại enzyme tạo ra leukotriene – yếu tố gây viêm trong cơ thể. Trong đó, Axit axetyl-11-keto-β-boswellic (AKBA) được cho là mạnh nhất trong bốn axit boswellic.

  • Đối với bệnh viêm khớp: Trong nghiên cứu năm 2003 công bố trên tạp chí Phytomedicine cho thấy tất cả 30 người bị viêm khớp gối được dùng boswellia đều giảm triệu chứng đau đầu gối, khả năng vận động cải thiện. Ngoài ra người bị đau khớp gối sau 3 tháng sử dụng có cải thiện hơn nhiều, đồng thời giảm mức độ hoạt động của enzyme phân hủy sụn.
  • Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp: cho thấy axit boswellic có tác động vào quá trình tự miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ các đặc tính chống viêm và cân bằng miễn dịch hiệu quả.

Như vậy, nhũ hương hay chiết xuất từ nhũ hương có tác dụng hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề về xương khớp, đặc biệt với các chứng viêm, sưng.

4. Một số bài thuốc từ chiết xuất nhũ hương chữa bệnh xương khớp

Một số bài thuốc từ chiết xuất nhũ hương chữa bệnh xương khớp

– Nhũ hương chữa chấn thương ngoại khoa

  • Bài 1: Cam thảo 3g, sinh địa, đơn vì, xích thược, bạch chỉ mỗi vị 10g, xuyên khung, nhũ hương, một dược mỗi vị 5g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g chưng lên cùng nước tiểu trẻ em hoặc chưng với rượu. Uống 2 lần/ngày.
  • Bài 2: Chu sa, một dược, nhũ hương mỗi vị 5g, xạ hương 2g, băng phiến 3g, hồng hoa, huyết kiện mỗi vị 6g, nhĩ trà 10g. Tán bột, mỗi lần dùng 0,2g hòa với một chén rượu ấm nhỏ.

– Cây nhũ hương chữa đau nhức xương khớp, khó vận động

  • Bài thuốc: Đào nhân, nhũ hương, đương quy, kinh giới, trần bì, xích thược, hồng hoa, tục đoạn, xuyên không, đan bì mỗi vị 8g, khương hoạt, độc hoạt mỗi vị 4g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống trong ngày, ngày uống 2 lần. Kiên trì thực hiện đến khi có kết quả.

– Chữa sưng đau do chấn thương

  • Bài thuốc: Một dược, nhũ hương mỗi vị 5g, bạch chỉ, bạch truật, đương quy mỗi vị 10g, cam thảo, quế nhục mỗi vị 3g
  • Thực hiện: Phơi khô, tán thành bột mịn. Dùng 6-10g hòa nước ấm hoặc uống với một chút rượu. Uống ngày 3 lần.

– Nhũ hương chữa bong gân, gãy xương, không có tổn thương ngoài da

  • Bài thuốc: Một dược, giun đất cổ trắng, bạch chỉ, nhũ hương còn tươi, mỗi vị 125g, thảo ô, xuyên ô tươi, tử kính bì, mỗi vị 250g, nam tinh sống 200g, thịt cóc 8g, xuyên tiêu 63g.
  • Thực hiện: Các vị này rửa sạch, xay nhuyễn, cho thêm 1 lòng trắng trứng, hành củ tươi, nước, đường đỏ, giấm sao cho trộn thành hỗn hợp đồng nhất. Đắp trực tiếp lên vết thương. Tránh các vết thương hở.

– Chữa nhức mỏi gân xương nhờ nhũ hương Ấn Độ

  • Bài thuốc: Nhũ hương, tang bạch bì, một dược, độc khoa lật tử, đương quy, hùng hắc đậu mỗi vị 40g, thủy điệt 20g, phá cố chỉ sao vàng 80g.
  • Thực hiện: Sao vàng, tán bột mịn sau đó trộn với mật ong cho dẻo rồi vo thành từng viên hoàn nhỏ từ 12-16g. Mỗi lần uống 1 viên khi đói bụng.11.

5. Lưu ý khi sử dụng chiết xuất nhũ hương

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, khi lựa chọn sử dụng nhũ hương hay các chế phẩm từ nhũ hương, người dùng cần lưu ý về liều lượng, chỉ định cũng như chống chỉ định:

  • Nhũ hương thường được dùng trong sắc uống hoặc tán bột mịn. Nếu người bệnh sử dụng chỉ nên dùng từ 3-10g/ngày.
  • Không nên dùng quá liều trong thời gian dài: với đường uống < 6 tháng, đường bôi < 1 tháng.
  • Giảm liều đối với người bị dạ dày
  • Không dùng cho phụ nữ có thai
  • Không dùng cho người mẫn cảm với thành phần của nhũ hương
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng lạ nên ngưng sử dụng và liên hệ với bác sĩ chuyên môn

Trên đây là một số thông tin về chiết xuất nhũ hương, công dụng và ứng dụng của nhũ hương trong điều trị bệnh xương khớp bạn có thể tham khảo. Nếu có thắc mắc nào, vui lòng liên hệ hotline 0822.787.567 để được tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *