Đau Nhức Xương Khớp: Nguyên Nhân, Điều Trị Và Cách Phòng Tránh

Đau nhức xương khớp là một triệu chứng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nó gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Nếu cơn đau nhức xương khớp kéo dài và mức độ đau ngày càng tăng, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

1. Đau nhức xương khớp là gì?

Đau nhức xương khớp là tình trạng xuất hiện các cơn đau, cứng khớp, sưng, nóng ran ở bất kỳ khớp xương nào trên cơ thể. Đây là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp, thường gặp ở người cao tuổi và những người lao động nặng nhọc.

Các cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, bao gồm:

  • Đau mỏi cổ: Đây là cơn đau thường gặp ở người cao tuổi, do thoái hóa đốt sống cổ.
  • Đau vai gáy: Cơn đau này thường xuất hiện khi người bệnh làm việc sai tư thế, hoặc do chấn thương.
  • Đau nhức thắt lưng: Đây là cơn đau phổ biến nhất, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,…
  • Viêm khớp tay, khớp gối, mắt cá chân, gót chân, các ngón chân: Các cơn đau này thường do thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,…
  • Đau khớp gối: Cơn đau này thường xuất hiện khi người bệnh vận động, đi lại, leo cầu thang,… Do khớp gối là khớp chịu nhiều áp lực nhất trên cơ thể, nên thoái hóa khớp gối là bệnh lý phổ biến nhất ở người cao tuổi.
  • Đau cổ chân: Cơn đau này thường xuất hiện khi người bệnh đi lại, đứng lâu,… Do cổ chân là khớp chịu nhiều áp lực khi di chuyển, nên thoái hóa khớp cổ chân cũng là bệnh lý phổ biến.

2. Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp 

Đau nhức xương khớp là một triệu chứng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp có thể được chia thành hai nhóm chính:

2.1. Nguyên nhân cơ học

  • Chấn thương: Chấn thương do tai nạn, va chạm, té ngã,… khiến các khớp, dây chằng và phần mềm xung quanh tổn thương, gây đau nhức xương khớp.
  • Vận động quá mức, lao động nặng nhọc: Vận động sai tư thế, khuân vác nặng,… khiến các khớp xương chịu nhiều áp lực, lâu ngày dẫn đến các cơn đau nhức. Lười vận động, không thường xuyên đi lại cũng khiến các khớp xương không còn linh hoạt và dẻo dai, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp và xuất hiện các cơn đau nhức.
  • Chế độ ăn uống không khoa học, lối sống không lành mạnh: Ăn uống thiếu chất, thiếu canxi, omega 3,… uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích cũng là những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài các tác nhân cơ học, đau nhức xương khớp cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, bao gồm:

  • Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, khiến các xương cọ xát với nhau, gây đau nhức. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau nhức xương khớp, thường gặp ở người cao tuổi.
  • Bệnh gout: Gout là một bệnh lý do rối loạn chuyển hóa purin, khiến các tinh thể axit uric tích tụ trong khớp, gây đau nhức.
  • Loãng xương: Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm, khiến xương trở nên giòn, dễ gãy. Loãng xương có thể gây đau nhức xương khớp, đặc biệt là ở cột sống, hông, cổ tay,…
  • Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, khiến hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các khớp, gây viêm và đau. Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở các khớp nhỏ, như khớp tay, khớp bàn tay,…
  • Các bệnh lý khác: Ngoài ra, đau nhức xương khớp cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác, như viêm bao hoạt dịch, lao xương, thoát vị đĩa đệm, viêm gân xương bánh chè, đau thần kinh tọa,…

Ngoài các nguyên nhân kể trên, đau nhức xương khớp còn có thể do một số nguyên nhân khác, bao gồm:

  • Sự lão hóa tự nhiên: Theo thời gian, xương, sụn và khớp sẽ bị suy giảm dần, từ đó gây ra các cơn đau nhức xương khớp.
  • Sự thay đổi thời tiết: Thời tiết trở lạnh, giao mùa là thời điểm dễ xuất hiện các cơn đau nhức ở xương khớp.

2.3. Đối tượng thường bị đau nhức xương khớp?

Các cơn đau nhức ở xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này: 

  • Người cao tuổi.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Bị chấn thương khớp, dị dạng xương.
  • Có người thân mắc bệnh về xương khớp (di truyền). 
  • Người mắc các bệnh chuyển hoá.
  • Làm việc nặng nhọc, gây áp lực lớn đến xương khớp. 

3. Điều trị đau nhức xương khớp toàn thân như thế nào?

Khi xuất hiện các cơn đau mỏi ở xương khớp, tốt nhất bạn nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám sớm. Bằng các can thiệp y tế như xét nghiệm huyết học, xét nghiệm sinh hóa miễn dịch, chụp X-quang, đo mật độ xương… bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

3.1. Điều trị y tế

  • Phương pháp vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là liệu pháp chữa trị các bệnh lý về xương khớp được nhiều người lựa chọn hiện nay. Với các tác động trực tiếp từ bên ngoài như xoa bóp, bấm huyệt, kích thích điện hoặc thực hiện các động tác kéo giãn, giữ vững khớp… sẽ làm giảm các cơn đau và giúp các khớp xương cử động linh hoạt hơn. 

Vật lí trị liệu điều trị đau nhức xương khớp
  • Sử dụng thuốc kê toa

Bác sĩ có thể sẽ kê toa một số loại thuốc giảm đau để khắc phục tình trạng này nhanh chóng. Đây là những loại thuốc giảm đau mạnh, nếu sử dụng không đúng liều lượng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi điều trị. 

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được chỉ định trong các trường hợp cơn đau tiến triển nặng, kéo dài và không đáp ứng điều trị nội khoa; khớp không thể hoạt động; ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng như phẫu thuật tạo hình khớp, phẫu thuật tạo hình xương, phẫu thuật làm cứng khớp. 

3.2. Điều trị đau nhức xương khớp tại nhà

  • Chườm nóng hoặc lạnh 

Chườm nóng và chườm lạnh đều giúp làm giảm các cơn đau nhẹ. Chườm lạnh sẽ làm co các mạch máu, giảm viêm và sưng đau, thường được áp dụng ngay sau khi cơn đau khởi phát hoặc bị chấn thương. Còn chườm nóng giúp các mạch máu giãn nở, tăng lưu lượng máu đến khu vực bị thương, nên thường chườm để giảm các cơn đau kéo dài. 

  • Các bài tập hỗ trợ chữa đau mỏi xương khớp

Các bài tập yoga và các động tác kéo giãn nhẹ nhàng như đứng tay đơn kéo chân, nằm ngửa nhấc chân… sẽ giúp các khớp xương được thư giãn, giảm các cơn đau và sưng đỏ. 

  • Bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp toàn thân hiệu quả. 

Thực đơn giúp phòng ngừa viêm khớp

Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như: 

Thực phẩm giàu Omega 3: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, trứng cá muối, dầu gan cá tuyết, hàu, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, đậu nành…

Thực phẩm giàu canxi: Sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, các loại đậu, hạnh nhân, rau bina, cải xoăn, rau dền…

Trái cây, rau xanh giàu vitamin A, C, K: Cà chua, chuối, dứa, xoài, táo, cam, ổi, súp lơ, cải xoăn…

Thực phẩm chống viêm: Trà xanh, nghệ, tỏi, nấm, cà chua, dâu tây, anh đào, việt quất, dầu ô liu, rau bina, cải xoăn, rau cải…

4. Cách phòng ngừa đau nhức xương khớp

Để phòng ngừa tình trạng đau mỏi xương khớp, bạn nên: 

  • Có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất và giàu các nhóm thực phẩm chống viêm. Tránh sử dụng các chất kích thích, đồ ăn nhanh, thuốc lá, bia rượu và các thực phẩm giàu photpho, có độ đạm và axit bão hòa cao… 
  • Thường xuyên vận động và tập thể dục thể thao
  • Tránh luyện tập, lao động cường độ mạnh, quá sức. 
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý để không gây áp lực lên các khớp. 
  • Nên giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi, nhất là những người đã từng mắc các  bệnh về xương khớp. 
  • Khi làm việc không nên ngồi quá lâu trong một tư thế. Thỉnh thoảng nên đứng lên, đi lại thoải mái. 

Đau nhức xương khớp có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Còn đau nhức xương khớp chân khiến người bệnh đau đớn mỗi khi di chuyển, dần dần có thể gây teo cơ. Vì vậy, cần điều trị sớm để tránh bệnh tiến triển nặng, gây ra các biến chứng nghiêm trọng, khó điều trị và tốn nhiều chi phí.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *