NGƯỜI BỊ THOÁI HÓA KHỚP NÊN KIÊNG ĂN GÌ?

Thoái hóa khớp là một bệnh lý xương khớp phổ biến, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp. Vậy người bị bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì và nên gì để bệnh nhanh được cải thiện? Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Dược phẩm Bách Việt – Baviphar nhé!

1. Dấu hiệu của thoái hoá khớp?

Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp phổ biến, thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh gây ra tình trạng sụn khớp bị thoái hóa, bào mòn theo thời gian, khiến khớp bị đau, cứng, khó vận động.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết của bệnh thoái hóa khớp:

  • Đau khớp: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh thoái hóa khớp. Cơn đau thường xuất hiện ở khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay, khớp ngón tay,… Cơn đau thường tăng lên khi vận động, thậm chí chỉ là khi bạn chuyển từ tư thế ngồi sang đứng.
  • Sưng khớp: Khớp bị sưng to hơn so với các bộ phận khác
  • Cứng khớp: Khớp bị cứng và khó cử động sau khi người bệnh bị bất động quá lâu.
  • Kéo lệch trục khớp: Bệnh kéo dài lâu ngày sẽ gây lệch trục kiểu vòng kiềng hay kiểu chân chữ X, khiến người bệnh bị mất chức năng vận động.
 Khớp gối bị thoái hoá

Bên cạnh việc điều trị bằng các loại thuốc hay các biện pháp vật lý trị liệu,thì chế độ ăn uống cũng cần được người bệnh chú trọng để hỗ trợ tình trạng viêm cũng như đau nhức khớp gối. Các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo nên chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày để tránh khiến bệnh thoái hóa khớp trở nên tệ hơn. 

2. Các yếu tố trong chế độ ăn tác động đến bệnh thoái hóa khớp

Để nắm được bị thoái hoá khớp kiêng ăn gì, bạn cũng cần hiểu được những yếu tố tác động tới bệnh thoái hóa khớp. Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng tới bệnh thoái hóa khớp:

  • Chế độ ăn uống có tác động tới các triệu chứng và sự tiến triển của bệnh thoái hóa khớp. Đặc biệt, ở những người bị thừa cân, béo phì, việc giảm cân sẽ giúp cải thiện 10% tình trạng đau khớp cũng như chức năng các khớp.
  • Hàm lượng cholesterol cao cũng có liên quan tới bệnh thoái hóa khớp. Chính vì vậy, chế độ ăn giảm cholesterol đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý thoái hóa khớp.Hàm lượng cholesterol cao cũng có liên quan tới bệnh thoái hóa khớp. Chính vì vậy, chế độ ăn giảm cholesterol đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý thoái hóa khớp.
  • Vitamin D là thành phần quan trọng và ảnh hưởng tới trạng thái của nhiều cấu trúc khớp. Bằng chứng cho mối liên quan giữa dấu ấn sinh học vitamin D, 25-OH vitamin D và các bệnh lý viêm khớp đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu khoa học và được ứng dụng rộng rãi trong y học. 
  • Bên cạnh đó, vitamin K cũng rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa của sụn khớp. Sự thiếu hụt vitamin K có liên quan tới viêm khớp gối cũng như thoái hoá khớp.

3. Bệnh thoái hóa khớp kiêng ăn gì?

Một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp, đồng thời làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bị thoái hóa khớp nên kiêng ăn:

  • Thực phẩm nhiều đường: Đường có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, khiến tình trạng đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm nhiều muối: Muối có thể làm tăng huyết áp, khiến tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa: Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường,… Đây cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Các thực phẩm chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều đường, muối, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Do đó, người bệnh thoái hóa khớp nên hạn chế hoặc tránh ăn các loại thực phẩm này.

Ngoài ra, người bệnh thoái hóa khớp cũng kiêng ăn các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm nhiều axit béo omega-6: Axit béo omega-6 có thể làm tăng tình trạng viêm khớp.
  • Thực phẩm chứa gluten: Gluten có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa, khiến tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Rượu bia, đồ uống có cồn: Rượu bia, đồ uống có cồn có thể làm tổn thương sụn khớp.

Ngoài việc, kiêng các thực phẩm kể trên thì người bị thoái hóa khớp nên ăn những loại thực phẩm nào? Người bị bệnh thoái hóa khớp nên ưu tiên các thực phẩm sau đây:

  • Các loại cá: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích,… là những loại cá giàu omega-3, một chất béo không bão hòa có tác dụng kháng viêm, giảm đau, bảo vệ sụn khớp. Người bệnh thoái hóa khớp nên ăn ít nhất 3 bữa cá/tuần để giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Các thực phẩm người bị thoái hoá nên ăn
  • Nước hầm xương ống: Nước hầm xương ống hoặc sụn chứa nhiều chondroitin và glucosamine, là những chất tự nhiên cấu thành sụn khớp. Bổ sung nước hầm xương ống vào thực đơn hàng ngày giúp bổ sung canxi, tăng cường sức khỏe xương khớp.
  • Thực vật: Thực vật cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, bao gồm vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa,… Người bệnh thoái hóa khớp nên ưu tiên bổ sung các loại ngũ cốc, sữa hạt, đậu nành, rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Trái cây: Trái cây chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa và chất xơ. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa, bảo vệ sụn khớp. Chất chống oxy hóa giúp trung hòa gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương sụn khớp. Chất xơ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, giảm áp lực lên khớp.
  • Hỗn hợp bơ và đậu nành: Bơ và đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe xương khớp, bao gồm vitamin K, canxi, protein,… Một số nghiên cứu cho thấy rằng, bơ và đậu nành có khả năng kích thích tế bào sụn, giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp.

Bệnh thoái hóa khớp không chỉ khiến người bệnh vận động khó khăn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý người bệnh bởi những cơn đau từ âm ỉ tới dữ dội của chúng. Hãy chú ý tham khảo thêm các loại thực phẩm cho người bị thoái hoá khớp kiêng ăn gì trong bài viết trên có thể giúp bạn có những thông tin hữu ích về vấn đề bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì và nên kiêng gì để tình trạng bệnh được cải thiện tốt lên. Nếu như bạn còn vấn đề gì chưa rõ về vấn đề ăn uống trong bệnh thoái hóa khớp, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *