Thoái Hóa Khớp Cổ Chân (P1): Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu

Thoái hóa khớp cổ chân là tình trạng gây đau đớn, sưng và cứng khớp, đặc biệt là sau đi bộ. Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp cổ chân

Cùng Baviphar- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp cổ chân trong bài viết dưới đây.

1. Thoái hóa khớp cổ chân là gì?

Khoảng 90% người bị thoái hóa cổ chân xuất phát từ một trong hai yếu tố nguy cơ chính là chấn thương hoặc bệnh lý có từ trước. Nhóm nguyên nhân còn lại thuộc về tiền sử gia đình, thừa cân béo phì… Tình trạng này thường xuất hiện ở độ tuổi trên 40 và đang có xu hướng trẻ hóa, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người bệnh.

– Thoái hóa khớp cổ chân

Cấu trúc khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân: Là tình trạng sụn khớp bị bào mòn theo thời gian, khiến các xương cọ vào nhau khi di chuyển, kèm với phản ứng viêm nên gây đau, cứng và các triệu chứng khác cho người bệnh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sụn mà còn có thể gây tổn thương xương, dây chằng, gân xung quanh khớp.

Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở nhóm người trên 45 tuổi và nữ giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới.

– Cấu trúc của khớp cổ chân

Cấu trúc của khớp cổ chân khá đặc biệt, gồm 3 mặt khớp: Sên mác ở bên ngoài, chày sên ở trên và mắt cá trong – sên ở bên trong. Diện tích của mặt khớp cổ chân nhỏ, khoảng 350mm. Độ dày sụn khớp cổ chân không nhiều, có chỗ nhỏ hơn <1mm, nên áp lực lên sụn khớp cổ chân rất lớn. Tuy nhiên, lực bẻ gãy và độ cứng của sụn cao gấp nhiều lần so với gối và háng, nên khớp cổ chân ít bị thoái hóa nguyên phát hơn khớp gối và khớp háng. Khớp cổ chân thoái hóa chủ yếu là do nguyên nhân thứ phát sau chấn thương.

2. Nguyên nhân dẫn tới thoái hóa khớp cổ chân

  • Tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Yếu tố di truyền các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, gout.
  • Tuổi tác: Thoái hóa khớp có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời, nhưng thường gặp nhất ở người lớn tuổi. Thời gian làm các lớp sụn khớp bị bào mòn, mỏng đi, kém linh hoạt và dễ bị thoái hóa.
  • Chấn thương: đứt/rách dây chằng cổ chân. Mắt cá chân đặc biệt dễ bị bong gân, gãy xương và các chấn thương khác trong quá trình sinh hoạt, chơi thể thao, làm việc… Khớp bị chấn thương sẽ có nguy cơ bị viêm, thoái hóa nhiều hơn các khớp khác đến 7 lần. Một số thống kê cho thấy, 70-80% trường hợp khớp cổ chân bị thoái hóa xảy ra ở mắt cá chân từng bị chấn thương trước đó. Thường các tổn thương sẽ lành lại và chức năng khớp chân được phục hồi. Tuy nhiên, chấn thương cũng có thể dẫn đến những thay đổi ở khớp và thúc đẩy tốc độ thoái hóa nhanh hơn. Đặc biệt, nguy cơ thoái hóa cũng có thể xảy ra, dù sau khi chấn thương đã được điều trị đúng cách. Các triệu chứng thoái hóa khớp vùng cổ chân thường xuất hiện khoảng 2 năm sau chấn thương, nhưng một vài trường hợp sau đó hàng chục năm.
  • Các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn: Một số trường hợp thoái hóa khớp cổ chân có liên quan đến tình trạng bệnh lý có từ trước. Các tình trạng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bao gồm:

– Viêm khớp dạng thấp và viêm khớp phản ứng. Các bệnh khớp toàn thân này có thể gây tổn thương xương khớp theo thời gian

– Bệnh huyết học như máu khó đông, bệnh huyết sắc tố

– Bàn chân khoèo hoặc các khuyết tật bẩm sinh ở chân khác dẫn đến liên kết khớp mắt cá chân kém

– Bệnh hoại tử vô mạch và chứng thoái hóa xương khiến cho xương và sụn của khớp cổ chân dễ bị tổn thương cho do lưu thông máu kém

  • Không rõ nguyên nhân: Một số trường hợp cổ chân bị thoái hóa không do chấn thương hoặc tình trạng bệnh lý trước đó được gọi là viêm khớp cổ chân nguyên phát. Tình trạng này thường chiếm khoảng 10% trường hợp. Người bị thoái hóa cổ chân nguyên phát có xu hướng ít bị đau hơn và có phạm vi vận động tốt hơn những trường hợp khác.

3. Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân thường gặp

Triệu chứng của thoái hóa khớp cổ chân

Mỗi người sẽ những dấu hiệu thoái hóa khớp cổ chân khác nhau, tùy theo tuổi tác, cân nặng, điều kiện sinh hoạt, làm việc… Các triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa vùng khớp cổ chân là:

  • Sưng, nóng, đỏ, đau ở các khớp bị ảnh hưởng. Đau khi bị chạm vào.
  • Nhức mỏi ở bàn chân, đặc biệt là khi vận động mạnh hoặc đi giày cao gót. Một số người thường bị đau nhức vào ban đêm
  • Cứng khớp, nhất là khi người bệnh không di chuyển một thời gian
  • Các khớp bị thoái hóa nhìn sẽ lớn hơn bình thường
  • Khớp phát ra tiếng kêu lắc rắc hoặc lạo xạo khi cử động bàn chân, mắt cá chân
  • Thoái hóa có thể làm cho dây chằng trở nên yếu đi, gây áp lực lên sụn. Các cơ lỏng lẻo khiến người bệnh cảm thấy đau khi đi bộ hoặc dồn trọng lực lên mắt cá chân và gây mất vững khi di chuyển.
  • Khớp cổ chân ít linh hoạt và giảm biên độ hoạt động.

4. Nguy cơ phát triển thoái hóa khớp ở cổ chân

  • Căng thẳng khớp và chấn thương nhỏ: Thường xuất hiện ở những người có các hoạt động thường xuyên gây căng thẳng cho cổ chân như vũ công ba lê, cầu thủ…
  • Thừa cân, béo phì: Khớp cổ chân gánh một khối lượng gấp 5 lần trọng lượng cơ thể khi chúng ta đi bộ. Do đó, nếu một người có cân nặng càng lớn, khớp cổ chân càng dễ bị tổn thương.
  • Tiền sử gia đình: Thoái hóa khớp bị ảnh hưởng bởi yếu tố do di truyền. Vì vậy, người có cha hoặc mẹ bị thoái hóa khớp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Thoái hóa khớp cổ chân gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Khi có các triệu chứng liên quan, nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ dẫn đến biến chứng. Trong quá trình điều trị, cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, nghiêm túc tuân thủ các chỉ định để đạt được mục tiêu điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *