Thoái Hóa Khớp Cổ Chân(p2): Biến Chứng, Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa

Thoái hóa khớp cổ chân là tình trạng gây đau đớn, sưng và cứng khớp, đặc biệt là sau đi bộ. Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
Bài viết dưới đây Baviphar- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp giới thiệu tới bạn các biến chứng thoái hóa khớp cổ chân, các biện pháp điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

>> Xem thêm: Thoái Hóa Khớp Cổ Chân(p1): Nguyên nhân và triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân

1. Biến chứng của thoái hóa khớp cổ chân

Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp cổ chân

Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra một số biến chứng, nếu không được điều trị kịp thời và đúng phác đồ. Cụ thể như:

– Hội chứng cứng khớp (Hallux Hardus)

Nếu tình trạng thoái hóa khớp cổ chân không được điều trị, sụn có thể bị mòn hoàn toàn. Điều này có thể làm cho xương bàn chân của bạn dính lại với nhau gây tê cứng ngón chân cái, gọi là Hội chứng cứng khớp Hallux. Tình trạng này có thể khiến việc cử động ngón chân cái khó khăn và việc đi lại cũng bị ảnh hưởng.

– Viêm khớp biến dạng ngón chân cái (Bunion)

Chứng cứng khớp Hallux có thể khiến ngón chân cái bị nghiêng về phía các ngón chân khác, gọi là viêm khớp biến dạng ngón chân cái. Người bệnh có thể bị đỏ, sưng và mất vững khi đứng, đi bộ.

– Hình thành các nốt chai ở bàn chân

Các nốt chai có thể hình thành ở những nơi chịu áp lực hoặc bị cọ xát nhiều. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái khi mang giày dép, đau khi đi lại.

2. Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp cổ chân

Để xác định tình trạng này, bác sĩ sẽ dành thời gian hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng và có thể chỉ định các biện pháp dưới đây.

– Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các triệu chứng ở cổ chân của người bệnh, hỏi bệnh sử và tình trạng sức khỏe. Người bệnh cũng được yêu cầu đi lại để xem dáng đi và mức độ ảnh hưởng của tình trạng thoái hóa khớp.

– Chẩn đoán hình ảnh

Các biện pháp chẩn đoán hình ảnh cũng được chỉ định để bác sĩ có thêm thông tin về mức độ viêm khớp và/hoặc loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây đau cổ chân.

– Chụp X-quang

Hình ảnh X-quang sẽ cho thấy tình trạng thu hẹp không gian khớp cổ chân, mất sụn ở mắt cá chân và các gai xương, một dấu hiệu cho thấy sự bù đắp lượng sụn bị mất bằng sự phát triển thêm của xương.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Kết quả chụp cộng hưởng từ cung cấp hình ảnh của mô mềm (dây chằng, gân và cơ) và xương ở vùng cổ chân. Nhờ đó, bác sĩ có thể loại trừ nguyên nhân viêm xương khớp, tổn thương dây chằng hoặc gân ở mắt cá chân.

– Xét nghiệm máu

Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể chỉ định làm các xét nghiệm máu để loại trừ các dạng viêm khớp khác.

3. Điều trị thoái hóa khớp cổ chân

Tập thể dục khớp cổ chân mỗi ngày giúp giảm cơn đau do thoái hóa khớp cổ chân gây ra

Trên thực tế, không có phương pháp nào có thể đẩy lùi tình trạng thoái hóa khớp cổ chân. Tuy nhiên, người bệnh có thể được điều trị các triệu chứng, giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động.

– Điều trị không dùng thuốc

  • Dùng các loại kem bôi có chứa thành phần: capsaicin, tinh dầu bạc hà,…
  • Giảm cân để giảm áp lực lên cổ chân
  • Thay đổi thói quen vận động để tránh gây tổn thương khớp
  • Tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của các chuyên gia
  • Sử dụng nẹp, gậy hoặc mang giày chuyên dụng

– Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc giảm đau bao gồm Acetaminophen; thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS; Advil, Aleve)\
  • Điều trị tại chỗ bằng gel hoặc kem bao gồm NSAID (Ví dụ Voltaren), Lidocain (Aspercreme) và Salicylat
  • Tiêm glucocorticoid giúp giảm đau nhanh và chỉ nên tiêm 3-4 lần/năm.

– Phẫu thuật

Nếu các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc không mang lại hiệu quả, khả năng vận động vẫn bị hạn chế, tình trạng đau không thuyên giảm, người bệnh có thể cần phải được phẫu thuật.

  • Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này ít được áp dụng, nhưng vẫn có thể hữu ích cho một số người bệnh.
  • Phẫu thuật hợp nhất khớp: Phương pháp này giúp giảm đau bằng cách cố định xương ở cổ chân.
  • Phẫu thuật tạo hình khớp: Đây là phương pháp thay thế toàn bộ cổ chân, sụn và xương bị hư hỏng bằng khớp nhân tạo.

4. Phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa là một quá trình tự nhiên của cơ thể. Nhưng nếu chúng ta xây dựng lối sống khoa học, tuân thủ những hướng dẫn sau đây của các chuyên gia cơ xương khớp, tình trạng thoái hóa khớp vẫn có thể được kiểm soát một cách hiệu quả:

  • Tránh mang vác vật nặng quá sức
  • Tránh vận động cường độ cao khi chưa khởi động hoặc không có dụng cụ bảo vệ
  • Chọn giày dép đúng kích thước, độ mềm, tránh mang giày cao gót quá lâu
  • Vận động thường xuyên, phù hợp với thể lực và tình trạng sức khỏe
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, với đầy đủ vitamin và khoáng chất
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý

Thoái hóa khớp cổ chân gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Khi có các triệu chứng liên quan, nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ dẫn đến biến chứng. Trong quá trình điều trị, cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, nghiêm túc tuân thủ các chỉ định để đạt được mục tiêu điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *